Trách nhiệm thuộc về ai khi có sự cố trên công trường xây dựng?

Ngày: 15/01/2018 12:00:AM

Trách nhiệm thuộc về ai khi có sự cố trên công trường xây dựng?

Xây dựng là một trong những ngành nghề quan trọng trong nền kinh tế, đang có hướng phát triển tốt trong những năm tới. Tuy nhiên, đây cũng là ngành nghề xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động, gây hậu quả nghiêm trọng. Vậy trách nhiệm thuộc về ai khi có các sự cố trên công trường xây dựng ?

Tai nạn lao động gia tăng trong lĩnh vực xây dựng

Những năm gần đây, liên tiếp các vụ tai nạn lao động xảy ra trong lĩnh vực xây dựng. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có tới 30% trên tổng số vụ tai nạn lao động hiện nay rơi vào lĩnh vực xây dựng (trong đó 55% do ngã, 24% vướng các vấn đề về điện, 10% do sập đổ thiết bị trên công trình, 10% liên quan đến phương tiện bảo vệ cá nhân).

sự cố trên công trường xây dựng

Vụ sập giàn giáo ở Vũng Áng, Hà Tĩnh gây hậu quả nghiêm trọng, dư âm còn xa

Nguyên nhân chủ yếu do người sử dụng lao động không được huấn luyện an toàn lao động cho công nhân của mình, người sử dụng lao động không xây dựng được quy trình, biện pháp làm việc, thiết bị an toàn không đảm bảo chất lượng. Ngoài ra cũng có nguyên nhân đến từ sự chủ quan của người lao động, vi phạm các quy định về an toàn, người lao động không sử dụng các trang thiết bị hỗ trợ bảo vệ.

Thực tế, có tới hơn 80% công nhân ngành xây dựng chủ yếu là lao động thời vụ, lao động tự do, phần nhiều chưa được đào tạo bài bản nên ý thức bao ho lao dong kém, chỉ biết đi làm lấy công, không quan tâm đến an toàn lao động.

Bên cạnh đó, xây dựng là ngành nghề khá nguy hiểm, nặng nhọc, ẩn chứ rủi ra cao. Bởi vậy, nhiều sư cố tai nạn đã xảy ra trên các công trình xây dựng như vụ sập giàn giáo ở Vũng Áng khiến 13 người tử vong, các vụ vật liệu thi công rơi…

Ai chịu trách nhiệm về các sự cố trên công trường xây dựng?

Theo luật sư tư vấn, khi có sự cố xảy ra trên các công trường thi công xây dựng thì trước hết phải dừng thi công, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, sau đó tìm hiểu để biết rõ trách nhiệm thuộc về đơn vị nào. Trước hết, trách nhiệm thuộc về nhà đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát, thi công, nhà thầu, ban quản lý dự án…Bên cạnh đó, cần tìm hiểu và truy cứu trách nhiệm của chủ đầu tư, tư vấn, giám sát, năng lực hành nghề của công nhân tham gia xây dựng. Sau khi xác định rõ mới có thể quy kết trách nhiệm cuối cùng thuộc về ai.

sự cố trên công trường xây dựng

Lưu ý rằng, đơn vị thi công cũng phải có trách nhiệm chứ không chỉ chủ đầu tư có trách nhiệm khi có tai nạn, sự cố xảy ra. Luật Xây dựng cũng quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng công trình:

Theo luật cũng chỉ rõ, nhà thầu thi công xây dựng có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng,thi công đúng thiết kế tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chất lượng,tiến độ, an toàn và vệ sịnh môi trường, có nhật ký thi công xây dựng công trình, kiểm định vật liệu sản phẩm vật liệu xây dựng, quản lý công nhân lao động trên công trường không gây ảnh hưởng đến khu dân cư chung quanh, chịu trách nhiệm mua bảo hiểm….

sự cố trên công trường xây dựng

Trang bị đồ bảo hộ lao động khi làm việc

Như vậy, nếu như trong quá trình thẩm tra, kiểm định, nhà thầu và các đơn vị chủ đầu tư có những hành vi vi phạm pháp luật, không làm đúng nhiệm vụ cần có, thì cần phải chịu trách nhiệm trước thiệt hại do việc ấy gây ra.

Tai nạn lao động mà đặc biệt là các sự cố trên công trường xây dựng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, cướp đi mạng sống của nhiều người lao động. Thay vì quy kết trách nhiệm thuộc về ai khi đã xảy ra sự cố, thì điều quan trọng là biết phòng tránh tai nạn trong quá trình làm việc. Chủ đầu tư cần nghiêm túc thực hiện các quy định bảo đảm an toàn, cung cấp trang thiết bị bảo hộ cho công nhân. Người lao động không chủ quan, coi thường việc bảo hộ, đặt sức khỏe mình lên trên hết, không bất chấp sức khỏe, mạng sống để kiếm tiền.

Hạn chế tai nạn lao động mới là điều cần thiết.

 

Sản phẩm bán chạy